Lựa chọn giống (hạn hán)
Các giống cà phê không phải tất cả đều thích ứng với hạn hán – một số có khả năng chống chịu tốt hơn các giống khác. Các cây chịu hạn thường có khối lượng rễ khô nhiều hơn, bô rễ ăn sâu hơn và lớn hơn, tán cây dày đặc, chứ không phải thưa. Vì hạn hán là mối quan tâm chính nên cần phải thưc hiện các quan sát trên hiện trường và các nghiên cứu tiếp theo trong nhiều trường hợp để xác định và lựa chọn các giống hoặc các giống lai địa phương và các giống đột biến phù hợp.
Tình trạng: Các giống không được phát triển và tiếp thị đặc biệt cho các đặc tính chống chịu hạn của chúng, nhưng một số giống có độ chịu đựng cao hơn các giống khác.
Khái niệm
Mặc dù các giống cà phê không được lai tạo đặc biệt cho khả năng phục hồi của chúng đối với các mối nguy hiểm về khí hậu cụ thể nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các giống cà phê thể hiện một loạt các phản ứng đối với hạn hán. Những hạn chế của các nghiên cứu này là chúng chỉ được thực hiện trên cây con hoặc trong chậu, vì vậy sự phù hợp của chúng trên hiện trường không rõ ràng, nhưng chúng gợi ý về khả năng khai thác sự khác biệt thực tế giữa giống thưc sinh và giống lai. Các nghiên cứu đã cho thấy ba yếu tố liên quan đến hạn hán:
- Khối lượng rễ khô: Các cây trồng thích ứng với hạn hán thường có bộ rễ sâu và lớn hơn. Độ sâu của rễ và sự kiểm soát tỉ lệ bốc hơi sau khi cây sử dụng nước, hầu như đã giải thích được sự khác biệt về khả năng chịu hạn của Robusta Conilon 14 và 120 so với các dòng vô tính 46 và 109A được nuôi cấy ghép gốc từ Viện Nghiên cứu và Hỗ trợ Nông thôn của Espírito Santo (INCAPER ), Brazil. Sự khác biệt cũng được nghiên cứu giữa giống chịu hạn Catuacaí 785-15 và giống kháng hạn Siriema (một loại Arabica / giống lai racemosa ), kết luận rằng tỷ lệ thoát hơi thấp hơn và hiệu quả sử dụng nước lâu dài cao hơn (bao gồm rễ sâu hơn) chính là nguyên nhân giống Siriema chịu hạn tốt hơn Catucaí.
- (Mật độ tán cây): Giống Dwarf với tán cây dày đặc có thể lâu mất nước hơn so với các giống cây trồng có tán cây thưa, bất kể diện tích lá của chúng.
- Lá rụng: Các cây có khả năng chịu hạn có thể cho thấy lá rụng nhiều hơn để chống lại sự khô hạn. Cây Robusta thuộc dòng vô tính được trồng trên đồng ruộng đã rụng lá để thích ứng với tình trạng hạn hán với những lá già nhất bắt đầu rụng trước; các dòng vô tính càng nhạy cảm với hạn hán thì mức độ lá rụng càng nhiều.
Nhược điểm
- Không có – trọng tâm ở đây là quan sát và thử nghiệm quy mô nhỏ.
Chi phí
- Thấp.
Hành động đề nghị
Tốt nhất là, tất cả các thông tin có sẵn phải được thu thập để cung cấp danh mục các loại giống và đặc điểm chịu hạn của chúng. Cho đến thời điểm đó, đề nghị các cơ quan hỗ trợ nông dân xem xét các hoạt động liên quan đến các vấn đề sau:
- Thu thập dữ liệu từ nông dân về bất kỳ tính chịu hạn của các giống hiện có.
- Tiến hành các cuộc điều tra thực địa vào cuối mùa khô để tìm các trường hợp cà phê không được tưới nhưng vẫn thấy ở trong tình trạng tốt, thậm chí sau một đợt khô hạn chính. Thu thập các dữ liệu có liên quan như mức độ che bóng, loại đất, tuổi cây, vv
- Lập danh sách tất cả các giống cà phê có sẵn.
- Yêu cầu nông dân đóng góp ý kiến của họ. Trong các cuộc họp với nông dân, đố vui người nông dân về đặc điểm của các giống cây quen thuộc với họ, đặc biệt đề cập đến các vấn đề như hạn hán và kháng bệnh.
- Tiến hành các bài kiểm tra ở cấp vườn ươm. Dựa trên tất cả các bằng chứng sẵn có, hãy lập một kế hoạch để kiểm tra tất cả các loại giống có vẻ hứa hẹn, bắt đầu từ cấp vườn ươm với lượng nước tưới có kiểm soát.
Các bình luận thêm
- Hạn hán được cho là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với nhiều khu vực sản xuất cà phê, vì vậy cần phải khám phá mọi khả năng thích nghi có thể.
- Đã có đủ các nghiên cứu để chỉ ra rằng một số giống cà phê chịu hạn tốt hơn các giống khác.
Đọc thêm:
Pinheiro, H. A., DaMatta, F. M., Chaves, A. R., Loureiro, M. E., & Ducatti, C. (2005). Drought tolerance is associated with rooting depth and stomatal control of water use in clones of Coffea canephora. Annals of botany, 96(1), 101-108.
Dias, P. C., Araujo, W. L., Moraes, G. A., Barros, R. S., & DaMatta, F. M. (2007). Morphological and physiological responses of two coffee progenies to soil water availability. Journal of plant physiology, 164(12), 1639-1647.
- Bạn có gì đó để thêm vào mô tả công cụ này hay không? Hãy để lại một bình luận
- Bạn có quan tâm đến việc áp dụng công cụ này hay không? Hãy tìm các hình ảnh, các nghiên cứu trường hợp và các bảng thông tin bên dưới để biết các hướng dẫn từng bước, giúp bạn bắt đầu.
để lại nhận xét
0 nhận xét